Tổng hợp mẹo vặt với món cua - Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 28/01/2018

Tổng hợp mẹo vặt với món cua


Thịt cua (bao gồm cả cua biển, cua đồng và các loại họ cua khác như ghẹ, ba khía, còng, ...) có chứa nhiều chất dinh dưỡng  như chất đạm, chất béo, chất khoáng và các loại vitamin.


Bài viết dưới đây tổng hợp tất tần tật những mẹo vặt với món cua để bạn tham khảo.

Làm thế nào để chọn cua ngon?


kiểm tra cua ngon, bấm vào yếm cua• Điều kiện tiên quyết: Cua phải còn sống

• Khi lấy tay ấn vào yếm cua, nếu là cua đồng còn tươi thì yếm sẽ nổi bọt khí (nước); còn với cua biển thì mình cua thấy chắc, yếm to cứng chứng tỏ cua có nhiều thịt. [Riêng ghẹ thì nên chọn ghẹ vừa phải, đừng quá lớn, sẽ nhiều thịt và ngon hơn].

• Khi cầm cua lên, con nào vận động càng và chân càng mạnh thì thịt càng tươi.

• Cua nhiều thịt hơn sẽ nặng hơn so với cua ít thịt.

Chọn cua có càng đều, cứng chắc, thường xuyên nhả bọt.

• Lấy tay kẹp phần dưới bụng của cua, nếu chân và càng cua duỗi thẳng, không bị chúi xuống là cua khỏe mạnh, ăn ngon.

• Không chọn mua cua có càng và chân trong như mọng nước, que càng và mai hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm, chân bới không chắc. Đây là những con cua xốp, ít thịt,  không ngon.

• Tuyệt đối không mua cua đồng chết vì ăn cua đồng chết sẽ bị ngộ độc!

Làm thế nào để bảo quản cua?


Cách tốt nhất để ăn cua ngon là bạn nên ăn khi cua mới mua về còn tươi. Tuy nhiên, do một số lý do khách quan khiến bạn không thể ăn ngay thì bạn cần bảo quản cua cho đúng cách để không làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Bạn làm như sau:

• Bạn làm sạch Cua sống mới mua về, sau đó xay nhuyễn rồi nhanh chóng cho vào túi nilong (chú ý dồn hết không khí ra ngoài) rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Như vận bạn sẽ giữ được các hàm lượng chất đạm, chất béo, chất khoáng và các loại vitamin có trong cua.

Làm sao để cua không kẹo vào tay khi làm cua?


Rất đơn giản, bạn có thể áp dụng 2 mẹo sau:

• Mẹo 1: Bạn hãy giội nước nóng ấm khoảng 35-40 độ C vào cua. Lúc đó, cua sẽ bị mờ mắt, co càng, không kẹo được nữa, bạn cứ việc bắt cua mà làm thoải mái.

• Mẹo 2: Bạn cho ít cục đá lạnh vào trong một cái chậu nhỏ rồi thả cua vào trong đó. Cua sợ lạnh sẽ nằm in, khi đó bạn dễ dàng làm mà không sợ cua kẹp tay.

Làm thế nào để phân biệt cua đực - cua cái?

Nói cho dễ hiểu thì cua đực có thể gọi là cua thịt, còn cua cái gọi là cua gạch. Tùy vào mục đích bạn thích ăn cua thịt hay cua gạch để lựa chọn cho phù hợp. Vậy bí kíp để phân biệt cua đực và cua gạch như thế nào?
 
phân biệt cua thịt, cua gạch

• Phân biệt qua phần yếm cua: cua đực có phần yếm sẽ có hình tam giác dưới bụng và nhỏ còn với cua cái thì phần yếm khá to.

• Phân biệt qua phần càng của cua: Với cua đực, lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua có màu hồng đỏ hoặc có màu hồng sậm. [Lưu ý: bạn cũng nên chú ý về màu sắc của những con cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo. Thịt cua cũng sẽ không còn nhiều]

• Cua cái có phần mai rộng hơn, và để biết con cua cái nào nhiều gạch còn khỏe thì bạn cũng chỉ cần ấn nhẹ tay lên phần yếm cua. Nếu thấy cứng và độ đàn hồi tốt thì đó là cua cái có nhiều trứng và còn khỏe. Còn với những con cua cái mà có phần yếm bị ốp sâu vào bên trong thì đó chính là những con không có nhiều gạch hoặc gạch bị đen, bị mọng nước, cua đã yếu – sắp chết, bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần – nhiều nước.

Làm thế nào để cua không bị tanh khi nấu?

Bạn có thể áp dụng 2 mẹo sau:

• Mẹo 1: Thường thì cua cái (tức cua gạch) hay bị tanh khi nấu. Nguyên nhân là do gạch của cua gây ra. Vì vậy, bạn hãy xào gạch trước khi nấu để tránh mùi tanh.

• Mẹo 2: Trước khi chế biến, bạn có thể giảm mùi tanh bằng cách ướp chúng với nước gừng. Không cần quá nhiều, mỗi kg cua chỉ cần ướp với 1 muỗng cà phê nước gừng là phù hợp.

Làm thế nào để giúp gạch cua đóng bánh khi nấu canh với rau đay, mồng tơi, mướp hương, ...?


canh cua rau đay, rau mồng tơi, bánh cua


• Đầu tiên, khi giã cua, bạn nên cho thêm chút muối vào để giã dễ hơn, tăng vị đậm đà cho bát canh
 
• Để cua đóng bánh, bạn hãy đun nước thật sôi, sau đó lấy vá (loại có lỗ) hớt riêng phần gạch ra để vào tô. Tiếp đó bỏ rau vào nồi, đợi rau chín tới mới đổ gạch cua trở lại. Khi đó gạch cua sẽ đóng bánh rất đẹp. Lưu ý khi đổ gạch cua vào, bạn nên gạt rau qua một góc nồi rồi dìm gạch cua xuống nhẹ nhàng kẻo làm vỡ gạch cua.

Ăn cua vào thời điểm nào trong tháng sẽ ngon hơn?

Chọn cua ngon


• Muốn ăn cua ngon, bạn nên ăn vào đầu hoặc cuối tháng, vì theo kinh nghiệm trong dân gian thì chu kỳ cua lột vỏ để lớn thường vào giữa tháng. Trong thời gian này, cua nhịn ăn nên gầy và thường bị ốp (ít thịt)

• Đối với cua biển, tháng 4 và tháng 5 là thời điểm cua biển béo nhất, con cái córất nhiều gạch, con đực ít hơn.
 
• Đối với cua đồng: khoảng tiết lập thu là thời điểm cua đồng béo nhất. Cua dính phèn màu cam càng nhiều thì thịt càng chắc.

Bình luận (0)