Biết trước thời thế | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 12/01/2023

Biết trước thời thế

Atabook.com - Truyền bá tri thức.
Vào năm Kiến An thứ 12 tức là năm Đinh Hợi. Bên Trung Hoa có Khổng Minh vừa 27 tuổi ở tại Long Trung được Lưu Huyền Đức (Lưu Bị) mời ra giúp nước.

Ngồi trong lều tranh Khổng Minh phân tích thời thế cho Lưu Bị nghe:

- "Từ khi Đổng Trác phản nghịch đến nay, hào kiệt thiên hạ đều nổi dậy. Như Tào Tháo, thế còn kém Viên Thiệu mà đánh được Thiệu, thì mới biết có thiên thời mà cũng có cả mưu người nữa. Ngày nay Tháo đã cầm được quân trăm vạn, đem thiên tử ra làm bình phong, thì không có thể nào mà tranh lại được với hắn nữa.

Tôn Quyền giữ đất Giang Đông đã trải được ba đời, đất thì hiểm mà dân thì phục, thế thì Giang Đông cũng chỉ dùng mà giúp ta. Duy chỉ còn Kinh Châu, phía Bắc có sông Hán, sông Miện, lại thu hết được lợi các biển Nam. Phía Đông thì giáp với Ngô Hội, phía Tây thì giáp với Ngô Thục, chỗ ấy là đất dụng võ, không phải người chủ giỏi không giữ nổi. Ấy là trời để dành cho tướng quân đó. Tướngquân có ý gì đến đó không?

Lại còn Ích Châu, đất thật hiểm trở, ruộng cấy nghìn dặm, quả thật là một cái kho của trời. Cao Tổ ngày xưa cũng nhân nơi ấy mà dựng thành nghiệp đế. Nay Lưu Chương là chủ nước ấy, ngu si hèn yếu, dân nhiều nước giàu mà không biết trị, bao nhiêu kẻ sĩ người hiền trong nước chỉ mong mỏi được vua sáng mà thờ. Tướng quân là dòng dõi nhà vua, tín nghĩa lại tỏ ra bốn biển, biết thu dùng anh hùng, kiệt sĩ,cầu người hiền như kẻ khát nước.

Như vậy, nếu mà tướng quân gồm được cả châu Kinh, châu Ích, giữ lấy nơi hiểm trở. Mé Tây thì hòa với rợ, vỗ yên các nước Di, Việt; ngoài thì kết với Tôn Quyền, trong thì sửa sang chính trị. Đợi khi nào thiên hạ có biến lớn, bấy giờ chỉ sai một thượng tướng đem quân Kinh Châu, tiến sang Uyển Lạc; tướng quân thì thân đem quân Ích Châu ra đất Tân Xuyên, thì chắc thiên hạ thế nào lại không đem giỏ cơm bầu nước đến đón tướng quân? Nếu được như thế thì nghiệp lớn mới nên, nhà Hán mới đứng dậy được.

Giả sử mà Lượng (tức Gia Cát Lượng - Atabook) có giúp được tướng quân thì đó là cái chủ nghĩa của Lượng đó. Tướng quân thử xét xem".

Gia Cát Lượng và Lưu Bị

Nói xong, sai đứa trẻ đem một tấm địa đồ treo ra giữa nhà rồi trỏ vào mà bảo Lưu Bị rằng:

- "Đây là địa đồ 54 Châu ở Tây Xuyên. Tướng quân mà muốn thành nghiệp bá, thì phía Bắc phải nhường cho Tào Tháo chiếm lấy thiên thời, phía Nam phải nhịn cho Tôn Quyền giữ lấy địa lợi. Tướng quân thì phải cố giữ lấy nhân hòa, trước lấy Kinh Châu làm nơi ở, sau lấy Tây Xuyên để dựng cơ nghiệp, cho thành cái thế chân vạc, rồi sau mới toan tính được Trung Nguyên".

Lưu Bị nghe nói chấp tay tạ mà rằng: - "Nghe lời nói Tiên sinh, Bị thực như được dãi gan mở óc, khác nào được người gạt đám mây đen cho thấy trời xanh. Nhưng Lưu Biểu ở Kinh Châu, Lưu Chương ở Ích Châu cùng là tôn thất nhà Hán. Bị sao nỡ cướp lấy?"

Khổng Minh nói: 

- "Đêm qua tôi đã xem thiên văn, biếtrằng Lưu Biểu cũng không thọ được mấynổi nửa. Còn Lưu Chương thì không phảichủ lập được cơ nghiệp, về sau cũngthuộc về Tướng quân mà thôi".

Lưu Bị nghe nói cúi đầu lạy tạ.


Lời bàn

“Dự đoán thời thế để quyết định lợi hại, quyền biến.”

Một thống soái hoặc tướng lĩnh nắm được thời thế là điều trọng yếu. Họ phải hành động lặng lẽ một khi hết thảy chưa ai chú ý, đến lúc thời cơ chín mùi thì họ ra tay lập tức làm nên chuyện lớn.

Khổng Minh chưa ra khỏi nhà mà biết hết được tình thế thiên hạ chia ba về sau thế nào.  Đó là biết trước thời thế vậy.

 

4 cuốn sách hay về cổ nhân 

 
• Thuật xử thế của người xưa thông qua những điển tích của Trung Hoa để rút ra những bài học uyên thâm và đầy ngụ ý, góp phần định hướng người đọc đến các giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống. 


• Cổ học tinh hoa là công trình biên khảo có giá trị vượt thời gian. Bởi lẽ, đó chính là tinh hoa của nền văn minh Hán học trong cái biển bao la của Bách gia chư tử Trung Hoa xưa. 

• Trí tuệ của người xưa biên soạn lại những điển tích nổi bật nhất theo các thời kỳ. Nội dung cuốn sách được xem là tinh hoa phản ánh tư duy và ứng biến của người xưa, làm bài học đáng ngẫm cho hậu thế. 

• Cái dũng của Thánh nhân không chỉ kể về những câu chuyện về sự dũng cảm của người xưa mà còn bàn phương pháp cụ thể để rèn luyện đến một tinh thần điềm đạm.

Bình luận (0)