Mạnh Tử (NXB Văn Hóa, 1996) - Nguyễn Hiến Lê, 210 trang | AtaBook.com
12 lượt download

Mạnh Tử


Tác giảNguyễn Hiến Lê
Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa
Năm xuất bản: 1996
Số trang: 210 trang
Thể loại
Sách Văn hóa - Tôn giáo
Mạnh Tử (Nguyễn Hiến Lê)
 

Cuốn Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê trên Atabook.com được ấn hành bởi NXB Văn Hóa năm 1996.


Thời Chiến quốc là một thời đại loạn, nhưng cũng là thời tư tưởng Trung-quốc phát triển rất mạnh, như đương lên men. Ngôn luận được hoàn toàn tự do, trừ ở Tần; các vua chúa đã không nghi kị, mà còn tôn trọng kẻ Nho sĩ, mời họ làm cố vấn, tuy không theo chính sách của Khổng gia, nhưng đãi họ rất hậu; còn hạng biện sĩ như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Tuy, Công Tôn Diễn... thì một bước lên chức tướng quốc.

Người đời sau gọi thời đó là thời “bách gia chư tử” không phải là quá đáng. Các đại triết gia thì không nhiều, độ năm sáu nhà như Mạnh tử, Trang Tử, Tuân tử, Huệ tử, Công Tôn Long, Trâu Diễn, nhưng nhà nào cũng có một số đệ tử có tài; các triết gia ít tên tuổi hơn thì chắc là rất nhiều, như Cáo tử, Bành Mông, Điền Biền, Doãn Văn, Hứa Hành, Trần Trọng, Ngụy Mâu... sử không chép hết.

Ngoài ra còn các chính trị gia, gọi là Pháp gia, như Thân Bất Hại (mới đầu giúp Ngụy, sau giúp Tần), Vệ Ưởng, Thận Đáo, nổi tiếng nhất là Hàn Phi (cuối dời Chiến quốc); Thân Bất Hại chuyên bàn về thuật làm vua; Vệ Ưởng chuyên bàn về pháp; Thận Đáo chuyên bàn về cái “thế” của ông vua; Hàn Phi tổng hợp lại mà gián tiếp giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.

Còn hạng biện sĩ (cũng gọi là sách sĩ) giỏi biện luận, du thuyết bọn cầm quyền để mưu bổng lộc, chức tước, và hạng phương sĩ (cũng gọi là thuật sĩ), gồm các thiên văn gia, y gia, nông gia.... (ngày nay đã gọi là kĩ thuật gia) thì đếm không hết.

Thuyết của cả trăm nhà đó chống đối nhau, mà thuyết nào cũng có vẻ chấp nhận được, thành thử nhà cầm quyền cũng như dân chúng không biết nghe ai, không tìm ra được hướng đi nữa.


Mạnh Tử (372 Tr.CN - 289 Tr.CN) tên là Mạnh Kha, tự Tử Dư. Ông được coi là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Mạnh Tử đã phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ tính bản thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).

Sinh trong một thời như vậy, hỗn loạn hơn đời Khổng tử cả về phương diện xã hội lẫn tư tưởng mà vẫn giữ đạo nhân nghĩa của Khổng tử, lại chịu ảnh hưởng tính tình cương cường bất khuất của Tử Tư, thì dĩ nhiên Mạnh tử cũng phải ôm hận như Khổng tử, mấy chục năm bôn ba các nước Lương, Tề, Lỗ, Đằng rồi rốt cuộc cũng lại trở về quê nhà trứ thư lập ngôn. Về phương diện ấy, đời ông y hệt đời Khổng tử.
 
Nếu Quý vị thấy tài liệu này có giá trị, hãy mời chúng tôi một tách cà phê nhé! 


Nhấp vào chữ Download bên dưới để tải về miễn phí ebook PDF scan Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê do Nhà xuất bản Văn Hóa in và phát hành năm 1996 trên Atabook.com  
 
Download
Bình luận (0)