SOS (mã Morse: ... ---...;
Nguồn gốc của tín hiệu SOS
Năm 1906, hội nghị quốc tế về điện báo vô tuyến lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức đã thảo luận về vấn đề quy định tín hiệu kêu cứu. Tuy nhiên, hội nghị đã không đạt tới một nghị quyết thống nhất. Mặc dù kết thúc hội nghị, công ước điện báo vô tuyến quốc tế đã ký thống nhất về SOS là tín hiệu cấp cứu quốc tế nhưng Công ty Marconi (liên doanh giữa Anh và Ý) vẫn áp dụng tín hiệu kêu cứu của họ là CQD dùng cho những con tàu trang bị các máy móc của họ.
Sau đó hai năm, tại hội nghị lần thứ hai cũng được tổ chức tại Berlin vào năm 1908, công ty Marconi đề nghị dùng tín hiệu của họ làm tín hiệu quốc tế nhưng bị bác bỏ vì hai chữ cái đầu tiên của nó trùng với tín hiệu kêu cứu chung của ngành đường sắt. Công ty Accor của Đức đề nghị sử dụng tín hiệu SOE nhưng cũng bị bác bỏ vì nó giống tín hiệu Morse.
Hội nghị sau đó đã phê chuẩn công ước điện báo vô tuyến quốc tế ký từ năm 1906 chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 1908, đồng nghĩa tín hiệu SOS được xem là tiêu chuẩn quốc tế. Điều 16 của quy định có ghi: "Tàu bị nạn phải sử dụng tín hiệu sau: ▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄ lặp lại trong khoảng thời gian ngắn".
Tuy nhiên, công ty Marconi vẫn dùng tín hiệu CQD theo đề nghị của họ trong 4 năm sau đó và họ đã phải gánh hậu quả thảm khốc trong vụ đắm tàu Titanic gắn liền với câu chuyện của sĩ quan không dây (Wireless Officer) Jack Phillips đã được nhắc đến trong phim Titanic năm 1997 của đạo diễn James Cameron.
Cụ thể, khi tàu Titanic va phải băng và bắt đầu chìm, Jack Phillips đã liên tục gửi tín hiệu cấp cứu đến các tàu khác nhờ hỡ trợ. Tuy nhiên, ông chỉ gửi tín hiệu CQD vốn vẫn được công ty Marconi sử dụng, bất chấp tín hiệu SOS đã chính thức là tín hiệu cấp cứu quốc tế từ ngày 01 tháng 7 năm 1908.
Trong lúc gửi tín hiệu cấp cứu nhưng không hiệu quả, Jack Phillips được trợ lý của mình là Harold Bride nhắc rằng hãy thử gửi tín hiệu mới là SOS, biết đâu sẽ là cơ hội cuối cùng. Chính nhờ vào tín hiệu SOS này mà tàu Carpathia đã nhận được và đến giải cứu tàu Titanic, dù lúc đó gần như là quá muộn.
Tàu Titanic lúc bị chìm. Ảnh: Charles Dixon/Wikipedia.
Hơn 1,500 người trong tổng số 2,224 hành khách và thủy thủ đoàn của tàu Titanic mất tích, chỉ có hơn 700 người được tàu Carpathia cứu sống nhờ vào tín hiệu SOS. Nếu Jack Phillips chỉ sử dụng tín hiệu CQD theo quy định của riêng công ty Marconi mà không có lời nhắc từ Harold Bride, có lẽ hơn 700 người kia đã không có cơ hội được giải cứu.
Từ sau vụ đắm tàu Titanic, tín hiệu kêu cứu SOS được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, SOS đã trở thành cụm từ đại diện cho sự cầu cứu cả ở đất liền lẫn trên không chứ không chỉ dừng lại ở việc cảnh báo sự cố hàng hải trên biển như ban đầu[1]. Cho đến nay, SOS vẫn được công nhận là tín hiệu cầu cứu dễ nhận biết nhất.
Trào lưu ét o ét (éc o éc) trên Tiktok, Facebook bắt nguồn từ đâu?
Có một thời gian trong năm 2022, trên các mạng xã hội như Facebook, Tiktok rộ lên trào lưu hot trend ét ô ét hoặc éc ô éc (tức cách đọc theo phiên âm tiếng Việt của cụm từ SOS) được dân mạng (chủ yếu là gen Z) sử dụng để thay thế cụm từ "cứu tôi với" trước những tình huống hài hước hoặc để tạo sự chú ý hoặc để châm biếm những thực trạng cuộc sống như bị kẹt xe, hết xăng, ....
Trào lưu ét ô ét này được cho là bắt nguồn từ một video trên Tiktok của Bà Toạn Vlogs - một người phụ nữ trung niên thuộc dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La.
Ảnh cắt từ clip bắt nguồn trào lưu ét o ét trong năm 2022 của Tiktoker Bà Toạn Vlogs. Ảnh: Tiktok
Cụ thể, khi trả lời câu hỏi của một Tiktoker khác trong ngày 22/02/2022 rằng "Cô bị ép đúng không, hãy ra kí hiệu đi", Bà Toạn Vlogs nói hai lần từ ét o ét rất ngắn gọn theo cách phát âm của người Việt trong khi màn hình Tiktok hiển thị chữ SOS.
Chính từ clip này mà ét o ét (SOS) trở thành "cơn bão hot trend" trên mạng xã hội trong năm 2022!
Chú thích
[1] SOS vẫn là tín hiệu cấp cứu vô tuyến hàng hải cho đến năm 1999, khi nó được thay thế bằng Hệ thống an toàn và cấp cứu Hàng hải toàn cầu.
Tham khảo
• Sciencemuseum.org.uk | Titanic, Marconi and The WirelessTelegraph