Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma) 14 - Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 26/12/2022

Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma) 14

Atabook.com - Truyền bá tri thức.

Dalai Lama

Dalai Lama 14 (1935 - )


Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma) đời thứ 14 tên thật là Tenzin Gyatso (བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ), sinh năm 1935, là nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Ông được thừa  nhận là hóa thân của Đạt-lai Lạt-ma từ năm 1937.    

Tenzin Gyatso đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1989 để ghi nhận chiến dịch bất bạo động của ông nhằm chấm dứt sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.

 

Tiểu sử


Đạt-lai Lạt-ma 14 sinh ngày 06-07-1935 tại làng Taktser thuộc vùng Đông Bắc Tây Tạng trong một gia đình nông dân. Tên của Sư trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 là Lhamo Dhondup. 

Năm 1937: Khi được 2 tuổi, Sư được thừa nhận là Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, theo truyền thống Tây Tạng như là Hóa thân của Đạt-lai Lạt-ma thứ 13, cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, hiện thân của lòng từ bi. 

Ngày 22-2-1940: Lúc lên 5 tuổi, Sư được tấn phong tước vị, chính thức trở thành nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người.


Đức Đạt-lai Lạt-ma tuổi thanh thiếu niên
Đạt-lai Lạt-ma 14 lúc được tấn phong tước vị và lúc trở thành người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng. Ảnh tư liệu

Ngày 17 tháng 11 năm 1950: Ở tuổi 15, Đạt-lai Lạt-ma 14 đảm nhận trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (head of the State and Government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của Trung Quốc tấn công vào Tây Tạng.

Năm 1954: Sư đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình với chủ tịch Mao Trạch Đông và những nhà lãnh đạo Trung Hoa khác, gồm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả.

Đạt lai Lạt ma và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai
Đạt-lai Lạt-ma 14 (ngoài cùng bên phải) trong cuộc gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai năm 1956 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Tibet Images

 
Năm 1958: Sư tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa trong thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng.

Năm 1959: Sư hoàn tất học vị cao nhất của Phật giáo Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ triết học Phật giáo (Doctorate of Buddhist Philosophy).

Cũng trong năm này, Sư buộc phải sống lưu vong ở Dharamsala thuộc miền Bắc Ấn Độ sau khi các cuộc biểu tình ôn hòa kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng của nhân dân Tây Tạng đã bị quân đội Trung Quốc trấn áp quyết liệt khiến 200,000 đến 1 triệu người Tây Tạng bị giết chết và khoảng 6,000 chùa chiền bị phá hủy. 

Năm 1963: Đạt-lai Lạt-ma 14 đã ban hành một hiến pháp dân chủ (democratic constitution
) hoàn toàn dựa trên giới luật của nhà Phật và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để biên soạn và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai.  

Năm 1965: Sư đến tham dự đại lễ Phật Đản Phật lịch 2500 tại Ấn Độ, đã gặp được Thủ tướng Ấn Độ là ông Jawaharlal Nehru, và ông Chu Ân Lai, đàm phán về vấn đề của Tây Tạng. 

Năm 1987: Đạt-lai Lạt-ma 14 tham dự một hội nghị nhân quyền tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Sư đề xuất một Chương trình Hòa bình Năm điểm bao gồm: 

1. Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình

2. Chấm dứt việc di dân Trung Hoa đang de dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng;

3. Tôn trọng các quyền dân chủ, tự do và quyền làm người của dân Tây Tạng;

4. Phục hồi và bảo vệ môi sinh của Tây Tạng và chấm dứt việc sử dụng đất Tây Tạng để sản xuất vũ khí nguyên tử và bỏ đồ phế thải nguyên tử;

5. Khởi sự thương thảo ngay về quy chế tương lai của Tây Tạng và bang giao giữa Tây Tạng với Trung Hoa.

Năm 1989, Đạt-lai Lạt-ma 14 đã được giải Nobel Hòa Bình để ghi nhận chiến dịch bất bạo động của ông nhằm chấm dứt sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.


Dalai Lama nhận giải Nobel Hòa Bình
Đạt-lai Lạt-ma lúc nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1989. Ảnh: History.com

 
Ngày 9 tháng 10 năm 1991: Trong khi phát biểu tại Đại học Yale (Hoa Kỳ), Sư bày tỏ ý định muốn trở về thăm Tây Tạng để đích thân đánh giá tình hình chính trị nơi ấy. Sư nói: "Tôi thật sự lo lắng vì tình cảnh bạo động có lẽ sẽ bùng nổ. Tôi muốn làm cái gì đó để chặn đứng lại... chuyến viếng thăm của tôi sẽ là một cơ hội mới để làm tăng thêm sự cảm thông và tạo ra một nền tảng để giải quyết". 

Đạt-lai Lạt-ma 14 thường nói rằng: Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém (I am just a simple Buddhist monk - no more, no less).

Sư hiện sống trong một tịnh thất nhỏ ở Dharamsala, thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc theo thời khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lý cho các khóa tu hoặc chứng minh các đại lễ. 

Theo một công trình nghiên cứu cá nhân của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại Học Sydney (Australia), Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 là một trong ba người châu Á nằm trong số những thánh nhân của thế kỷ 20[1]

Sách của Đạt-lai Lạt-ma 14

Dù khá bận rộn với việc hoằng pháp cũng như công việc của chính phủ nhưng Đạt-lai Lạt-ma 14 cũng là tác giả hoặc đồng tác giả của một số tác phẩm Phật học, lịch sử, tự truyện... để phổ biến những tinh túy trong giáo lý của Phật Đà.

Con đường giác ngộ trí huệ và đại bi được rút ra từ các bài giảng mà Đạt-lai Lạt-ma 14 thực hiện ở Mỹ trong các năm 1979, 1981, và ở Canada vào năm 1980. Các bài giảng của ông xoay quanh những giáo lý cơ bản của Phật giáo và được trình bày theo thứ tự giúp người đọc có thể tiếp thu những kiến thức nền tảng cần thiết trước khi đi vào những chủ đề phức tạp hơn ở phía sau.

Thức tỉnh do Đạt-lai Lat-ma đồng tác giả cùng Franz Alt, được Tạp chí Times đánh giá như sau: "Một tác phẩm hay, một cuốn sách thú vị đáng đọc trong thời đại ngày nay khi chúng ta đang phải chống chọi với biến đổi khí hậu và đại dịch Covid. Đạt Lai Lạt Ma là một món quà đối với thế giới của chúng ta, và nhân loại thật may mắn khi có Ngài hiện diện trên đời.”

Trí tuệ của sự tha thứ được tác giả Victor Chan trình bày những cuộc trò chuyện thân mật của mình với Đạt-lai Lạt-ma kể từ lần gặp đầu tiên năm 1972 tại Dharamsala và sau đó trải qua hơn ba thập kỷ đi khắp thế giới cùng Đạt-lai Lat-ma.

Sống hạnh phúc - Cẩm nang cho cuộc sống là những cuộc đối thoại đầy sinh động giữa Đạt-lai Lạt-ma và Bác sĩ Cutler đã mang đến sự khảo sát sâu xa về bản chất hạnh phúc của con người, đề xuất nhiều biện pháp giúp chúng ta vượt qua những tâm trạng có tính hủy hoại vốn là nguồn gốc của khổ đau, như giận dữ, thù ghét, ganh tị, ngã lòng và sợ hãi.


Danh ngôn, câu nói nổi tiếng của Đạt-lai Lạt-ma 14


Đạt lai Lạt ma
 

• Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta.
Happiness is not something ready-made. It comes from your own actions. 

• Nếu có thể, hãy giúp đỡ người khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ.

If you can, help others; if you cannot do that, at least do not harm them.

• Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.
Through violence, you may ‘solve’ one problem, but you sow the seeds for another.

• Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này.
Everyday, think as you wake up, today I am fortunate to be alive, I have a precious human life, I am not going to waste it.

• Nếu bạn nghĩ rằng bạn quá nhỏ bé để tạo ra sự khác biệt, hãy thử ngủ với loài muỗi [rồi bạn sẽ biết]
If you think you are too small to make a difference, try sleeping with a mosquito.

• Tôi không muốn cải đạo người khác theo đạo Phật. Tất cả các tôn giáo lớn, khi hiểu một cách đúng đắn, đều có tiềm năng phục vụ cái tốt.
I don't want to convert people to Buddhism — all major religions, when understood properly, have the same potential for good.

• Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế.
My religion is very simple. My religion is kindness.

• Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.
Remember that not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck.

• Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.
If you don’t love yourself, you cannot love others. If you have no compassion for yourself then you are not able of developing compassion for others.

• Trong cuộc chiến vì tự do, chân lý là vũ khí duy nhấtchúng ta sở hữu.
In our struggle for freedom, truth is the only weapon we possess.

• Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm tuột mất các giá trị mà bạn có.
Open your arms to change but don’t let go of your values.

• Hạnh phúc con người và sự thỏa mãn con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi các thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc từ máy vi tính.
Human happiness and human satisfaction must ultimately come from within oneself. It is wrong to expect some final satisfaction to come from money or from a computer.


Chú thích

[1] Hai người châu Á còn lại là thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) và anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahātma Gandhi (1869-1948)

Sách hay về triết học và những nhà tư tưởng lớn
 

• Hiểu hết về triết học (How Philosophy Works) là một dạng sách triết phổ thông, nhập môn triết, cũng là một dạng từ điển nhỏ để tra cứu nhanh các triết thuyết. Đây là cuốn cẩm nang triết học đơn giản, trực quan nhất – từ trước đến nay.


• Lược sử triết học không chỉ giới thiệu những triết gia vĩ đại nhất của truyền thống triết học phương Tây mà còn giúp bạn đọc khám phá những tư tưởng cuốn hút của họ về thế giới cũng như cách lý tưởng nhất để sống với thế giới. 

• Tính siêu việt của tự ngã được viết vào năm 1934 và công bố lần đầu vào năm 1936, là thành quả đầu tay của Jean-Paul Sartre không những giúp Sartre có được một vị trí trong phong trào hiện tượng học mà còn đặt nền tảng cho các lý thuyết triết học hiện sinh của ông sau này.
Bình luận (0)