Alfred Nobel | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 09/01/2023

Alfred Nobel

Atabook.com - Truyền bá tri thức.

Alfred Nobel

Alfred Nobel (1833 - 1896)


Alfred Nobel là nhà hóa học, nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, nhà phát minh và cũng là một triệu phú người Thụy Điển. Ông là người đã lập ra Giải thưởng Nobel dành cho những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học - y học, văn học, kinh tế và hòa bình.

Tên của Noel cũng được đặt cho một nguyên tố nhân tạo, xếp vào ô thứ 102 của bảng Mendeleev và được gọi là Nobelium.
 

Tiểu sử


Alfred Nobel sinh ngày 21/10/1833 tại thành phố Stockholm - thủ đô của Thụy Điển, là con trai của Immanuel và Andrietta Ahlsell Nobel. Gia đình ông là hậu duệ của Olaus Rudbeck, nhà khoa học danh tiếng của Thụy Điển ở thế kỷ 17 - kỷ nguyên mà Thụy Điển là một cường quốc của Bắc Âu.

Khi còn nhỏ, Noel vốn ốm yếu. Mãi đến năm 1841 khi lên 8 tuổi, Nobel mới được đi học ở trường St. Jakob tại Stockholm. Ông chỉ học được 1 năm thì đến năm 1842 gia đình ông chuyển đến St. Petersburg - nơi cha Nobel thành lập công ty kỹ thuật chuyên chế tạo thủy lôi, địa lôi và vũ khí cho quân đội Nga.

Nobel sớm bộc lộ tư chất thông minh và nhanh chóng trở thành một học sinh xuất sắc tại trường. Ông đặc biệt yêu thích văn học nhưng cha ông muốn ông học khoa học. Nghe lời cha, từ năm 16 tuổi (1849), Nobel bắt đầu nghiên cứu về thuốc súng và thủy địa lôi cùng cha và các anh.

Cũng trong thời gian này, Nobel bắt đầu chuyến đi kéo dài hai năm ở Tây Âu và Hoa Kỳ, học các ngôn ngữ khác nhau đồng thời tìm kiếm ý tưởng về kỹ thuật. Từ chuyến đi này, Nobel đã thông thạo các sinh ngữ lúc ấy gồm Anh, Pháp, Đức, Nga.

Sự tham gia của Nga trong chiến tranh Crimea (1853 - 1856) mang lại lợi nhuận rất lớn cho công ty của cha Nobel. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, hợp đồng cung cấp vũ khí bị hủy bỏ khiến cha Nobel tán gia bại sản.

Năm 1858, Alfred Nobel tiếp tục ở lại Nga trong khi cha ông trở về Thụy Điển. Khi đó, hai cha con ông đang nghiên cứu về nitroglycerine - một chất lỏng làm thuốc nổ.

Năm 1863, Nobel gia nhập lại công ty của cha mình. Trong năm này, Nobel đã phát minh ra chất nổ sử dụng nitroglycerin.

Năm 1865, Nobel đã cho ra mắt dầu nổ là chất thủy ngân bốc cháy để kích các loại thuốc nổ. Điều này đã mở ra chìa khóa cho tất cả các chất nổ sau này.

Nobel được cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình và ông đã đi khắp nơi để quảng bá, giới thiệu. Các nhà máy sản xuất nitroglycerine được thành lập gần Stockholm (Thụy Điển) và Hamburg (Đức)
và dầu nổ được vận chuyển khắp thế giới.

Nobel
Chân dung Alfred Nobel

 
Năm 1866, Nobel đến Hoa Kỳ và sau đó đã tiến hành xây dựng các nhà máy ở New York và San Francisco, California.

Trong khi đó ở Châu Âu, công ty của Nobel phải đối mặt những chỉ trích ngày càng tăng, phát sinh từ những vụ chất nitroglycerine tự phát nổ trong lúc vận chuyển hoặc kể cả đang lưu trữ cũng tự phát nổ. Điều này Nobel đã nhìn thấy từ năm 1864 và ông đã liên tục tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu nhằm hạn chế sự nguy hiểm của nitroglycerine. 

Năm 1867, 
sau nhiều lần thí nghiệm thất bại, Nobel đã thành công tìm ra loại chất nổ mới an toàn hơn mang tên Dynamite bằng cách trộn chất nitroglycerine với silica. Phát minh mới này cũng được Nobel quảng bá mạnh mẽ và từ đây, một ngành công nghiệp mới trên thế giới đã được thiết lập.


Năm 1870, Nobel chuyển trụ sở công ty và phòng thí nghiệm sang Paris, Pháp.

Năm 1887, Nobel phát minh thêm một loại chất nổ khác, mạnh hơn, để đẩy đầu đạn ra khỏi nòng súng. Tuy nhiên, sự ra đời của phát minh này lại đem đến cho ông rất nhiều điều bất hạnh. Anh trai ông đã chết trong một cuộc thử nghiệm nguy hiểm được tiến hành ngay trong nhà máy chế tạo thuốc nổ. Hơn nữa, Bộ quốc phòng Ý đã sử dụng thuốc nổ của ông cho mục đích chiến tranh. Nobel đã từng kỳ vọng phát minh này của mình sẽ ngăn chặn được chiến tranh, vì thấy nguy hiểm thì không ai dám sử dụng chúng nữa. Thế nhưng ông đã nhầm.


Từ năm 1865 đến năm 1873, Nobel sống ở Hamburg (Đức) và sau đó ở Paris (Pháp) cho đến năm 1891 - Bộ quốc phòng Ý sử dụng thuốc nổ của ông khiến ông bị ghét ở Pháp. Ông chuyển đến San Remo (Ý) - nơi ông qua đời vào ngày 10/12/1896. Những năm cuối đời, Nobel luôn sống trong sự dằn vặt, ân hận. Mong muốn của ông là đem lại hòa bình cho thế giới nhưng kết quả xảy ra lại hoàn toàn ngược lại.

Nobel chưa bao giờ lập gia đình. Ông sống với mẹ và chăm sóc bà cho đến khi bà qua đời.

Giải Nobel


Một năm trước khi mất, Nobel đã viết chúc thư để lại 94% trị giá tài sản (khoảng 186 triệu USD tính theo thời giá năm 2008) trong gia sản của mình để lập quỹ giải thưởng hàng năm cho những người đã làm được nhiều việc có ý nghĩa đối với nhân loại.

Giải NobelGiải thưởng này dành cho các lĩnh vực:

• Giải thưởng Vật lý, Hóa học, Sinh học, Y học cho người có phát minh vĩ đại nhất

• Giải thưởng Văn học cho người có tác phẩm thấm đẫm tình nhân đạo nhất

• Giải thưởng Hòa bình dành cho những người đã có những hoạt động xúc tiến tinh thần thương yêu giữa các dân tộc, cổ động cho hòa bình, bác ái và chống chiến tranh

Sau này, giải thưởng được chính thức mang tên ông - Giải Nobel. Giải Nobel đã trở thành giải thưởng vinh dự và cao quý nhất dành cho những nhà phát minh có nhiều đóng góp lớn cho nhân loại.

Để ghi nhớ công ơn của Alfred Nobel, chính phủ Thụy Điển đã thành lập một viên nghiên cứu khoa học mang tên "Viện Nobel". Năm 1957, một nhóm các nhà vật lý đã phát minh ra một nguyên tố nhân tạo. Nguyên tố mới đó được xếp vào ô thứ 102 của bảng Mendeleev và được gọi là Nobelium.


Sách hay về những phát minh của thế giới từ những thiên tài vĩ đại  

 

• Kể chuyện cuộc đời của các thiên tài là những câu chuyện khắc họa sinh động cuộc đời, quá trình sáng tạo cùng những đóng góp to lớn của những con người vĩ đại làm thay đổi cả thế giới như Albert Einstein, Marie Curie, Leonardo DaVinci, Alfred Nobel, Andersen, Lev Tolstoy, Thomas Edison, Isaac Newton.

• Những Trí Tuệ Vĩ Đại - Tesla Nhà Phát Minh, Cha Đẻ Của Dòng Điện Xoay Chiều làm sáng tỏ những góc tối trong cuộc đời riêng tư và sự nghiệp của nhà phát minh đại tài, người đã sống một cuộc đời lập dị và cô độc, dù đã đóng góp đáng kể cho văn minh nhân loại. Tesla bao gồm những bức vẽ, lá thư, nhật kí, ghi chép hiếm hoi của Tesla, cùng với những bức ảnh chụp ông, tất cả tạo nên bức chân dung hoàn chỉnh về một trí tuệ vĩ đại trong lịch sử.

• Những Nhà Phát Minh Và Các Ý Tưởng Lạ Đời  qua ngòi bút cực kỳ vui nhộn của Dr Mike Goldsmith, đôi lúc những ý tưởng bất chợt lóe sáng tưởng chừng không ăn nhập gì đến những phát minh của Thomas Edison, John Logie Baird nhưng họ đã nhanh chóng tóm lấy và biến thành tài sản giá trị cho nhân loại.
Bình luận (0)