Phan Ngọc | Tiểu sử, tác phẩm & trích dẫn | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 21/08/2023

Phan Ngọc

Nhà nghiên cứu, dịch giả, tác giả của Chuyện làng Nho, Bản sắc văn hóa Việt Nam

Phan Ngọc

Sinh: ngày 10 tháng 10 năm 1925 tại Yên Thành, Nghệ An
Mất: 26 tháng 8 năm 2020 (95 tuổi) tại Hà Nội
Nghề nghiệp: Nhà nghiên cứu văn hóa, dịch giả, nhà ngôn ngữ học
Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện làng Nho, Chiến tranh và Hòa bình (dịch), Sử ký Tư Mã Thiên (dịch), v.v..

Phan Ngọc sinh ra trong một gia đình vốn có nghề truyền dạy chữ (Nho) và nghề làm thuốc, mặc dù thân phụ của ông từng làm quan lớn của Triều đình Nguyễn, khi về hưu được thăng Hàm Thượng thư Bộ Lễ.

Ông được cha dạy chữ Hán từ năm 6 tuổi, lớn lên theo học trường dòng của đạo Công giáo, nên chữ Hán, tiếng La tinh, tiếng Pháp, tiếng Anh ông thông thạo từ ngày còn rất trẻ. 

Sau đó, ông được gửi vào học tại Trường Quốc học Huế. Tại đây, Phan Ngọc là một học trò cưng của học giả Đào Duy Anh từ những ngày ông còn học ở Huế trước năm 1945. 

Sau khi đỗ tú tài trường Quốc học Huế, Phan Ngọc thi tiếp vào học Trường Y (thuộc Pháp). Tuy nhiên, cách mạng Tháng Tám 1945 đã làm thay đổi sự học của Phan Ngọc. Ông bỏ học, hăng hái tham gia các hoạt động cứu quốc.

Năm 1947, ở tuổi 22 tuổi, ông trở thành người thầy đầu tiên của Trường cấp 3 Tư thục huyện Yên Thành do chính người chú của ông - Phan Lô, làm hiệu trưởng. 

Năm 1950, ông tham gia lực lượng Vệ quốc đoàn. Với vốn liếng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hán sẵn có, ông làm phiên dịch cho Ban Liên hợp đình chiến (trong phái đoàn Liên hợp hai bên). Vừa là chiến sĩ vệ quốc, vừa học hỏi và trau dồi tri thức ngoại ngữ và văn hóa, chịu ảnh hưởng sâu rộng của các học giả tiền bối như Huỳnh Thúc Kháng, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh... ông đã tích lũy cho mình cả vốn sống và vốn kiến thức vừa rộng vừa sâu.

Năm 1955, ở tuổi 30, Phan Ngọc được Giáo sư Trần Đức Thảo mời về xây dựng khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội. 

Năm 1956, ông lại được điều sang làm hạt nhân thành lập khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó trở thành Chủ nhiệm đầu tiên của Bộ môn Ngôn ngữ học của khoa Ngữ văn.
 
Sau năm 1958, Phan Ngọc thôi công việc giảng dạy, chuyển sang làm công tác nghiên cứu và dịch thuật. 

Đến năm 1980, ông chuyển công tác về Viện Đông Nam Á thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia.

Tối ngày 26 tháng 8 năm 2020, học giả Phan Ngọc qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.

Sách của Phan Ngọc 


Hàn Phi TửHàn Phi Tử
NXB Văn Học 
Mua sách 

Thần thoại Hy LạpThần thoại Hy Lạp
NXB Lao Động, 2022
Mua sách


Sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với PhápSự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Pháp 
NXB Thế Giới, 2018
Mua sách

Mẹo giải nghĩa từ Hán ViệtMẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả
NXB Thanh Niên, 2000
Tải sách


Một nhận thức về văn hóa Việt NamMột nhận thức về văn hóa Việt Nam
NXB Thế Giới, 2018
Mua sách

Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện KiềuTìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều 
NXB Thanh Niên, 2001
Tải sách

Hình thái học trong từ láyHình thái học trong từ láy
NXB Văn Học, 2020
Mua sách  

Bản sắc văn hóa Việt NamBản sắc văn hóa Việt Nam
NXB Văn Hóa Thông Tin, 1998
Tải sách


Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mớiVăn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005
Tải sách

 


Trích dẫn hay của Phan Ngọc 



"Đối với nhà khoa học, quan trọng nhất là quyển sách để lại, còn những cái khác là phụ."

- Phan Ngọc

Bình luận (0)