Tại sao lại gọi là Ba, Má, Bố, Mẹ, Cha, Tía | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 27/11/2023

Tại sao lại gọi là Ba, Má, Bố, Mẹ, Cha, Tía?

Quang Nguyễn
Quang Nguyễn


Tên gọi ba, má trong tiếng Việt là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ (linguistic universal) trên thế giới. Tiếng Bengal (ngôn ngữ chính thức của Bangladesh và một số bang vùng đông bắc Ấn Độ) gọi là baba, ma. Phương ngôn Quan Thoại (Trung Quốc) gọi là baba, mama. Tiếng Mãori của tộc người bản địa ở New Zealand gọi là papa, mama. Xa xôi như ở châu Phi, tiếng Swahili cũng gọi cha mẹ là baba, mama.

Tại sao có sự tương đồng giữa các ngôn ngữ trên thế giới về hai từ Ba Má?


Một số nhà khoa học tin rằng pa và ma là những từ đầu tiên con người phát ra khi đứa bé bắt đầu bập bẹ nói. Theo đó, ngôn ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới đã có khuynh hướng tương đồng khi sử dụng âm thanh đầu tiên đó của đứa trẻ như là từ vựng dùng để gọi cha và mẹ. Do đó, chúng tôi cho rằng không cần phải gán hai từ ba,  trong tiếng Việt xuất xứ từ nguồn gốc ngôn ngữ nào mà như chúng tôi đã trình bày ở trên, hai từ này là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ trên thế giới. 
 

Tại sao gọi là Bố, mẹ, ba, má, tía
Tên gọi ba, má trong tiếng Việt là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ trên thế giới. Ảnh: Zhihu
 

Việt Nam, một số người dựa vào phần ngữ âm đã cho rằng ba, má là đọc trại từ tiếng Pháp papa, maman mà ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi người Pháp bắt đầu chiếm hoàn toàn Nam Kỳ Lục tỉnh vào năm 1867, thì vào năm 1898, từ điển Dictionnaire Annamite-Francais  của J.F.M Génibre xuất bản vào năm này đã có ghi nhận hai từ ba, má rồi. Với khoảng thời gian khá ngắn như thế (chỉ tròm trèm 30 năm), thật không dễ gì người Pháp có thể áp đặt người miền Nam Việt Nam thay đổi cách xưng hô trong hệ thống thân tộc của mình. 
 

Nguồn gốc từ Ba, Má, Bố, Mẹ, Cha, Tía trong tiếng Việt


Trong Chuyện Đông chuyện Tây, nhà nghiên cứu An Chi cho rằng ba, má là hai từ Việt gốc Quảng Đông: đó là pa 爸 và  媽. Còn hai từ bố, mẹ thì ông An Chi cho rằng xuất phát từ hai nguồn gốc khác nhau: mẹ là cách gọi hiện đại, biến âm trực tiếp của từ mère trong tiếng Pháp có nghĩa là "người phụ nữ có công sinh thành"; còn bố là biến âm của bô [1] (父) - một từ gốc Hán 100% với phiên âm địa phương là , phiên âm chính thống là – tương ứng với phụ [2]. (Xem Sđd, tập 2, tr. 20, 21). 


Sách Lĩnh Nam chích quái có viết:
 

Long Quân dạy dân việc cày cấy, cơm ăn áo mặc, đặt ra các cấp quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng. Đôi khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không lại cứu chúng con” thì Long Quân tới ngay. Sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi”


Biến thể của  ngoài bố ra còn có bọ (Quảng Bình), hay một từ không có nghĩa là bố nhưng rất gần với bố, đó là  (Vùng đồng bằng Bắc Bộ) chỉ người đầy tớ già, có quan hệ khăng khít với thiếu chủ (người chủ nhỏ) trong gia đình quyền quý trước kia giống như cha vậy(3)

đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ), người ta còn dùng từ cha hoặc tía để chỉ hoặc gọi người cha nữa. Hai từ này là biến âm của tiếng Trung Quốc 爹 (với phiên âm là diē). 
 

Chú thích

[1]. Từ  trong bô lão, thời phong kiến, cũng thường để chỉ những người đàn ông ở tầng cao trong dòng tộc, đồng nghĩa còn có phụ lão.

[2]. Ngày nay, khi người Hoa phát âm từ 父, ta nghe là phụ và phát âm này bắt đầu từ đời Đường. Còn thời Hán thì 父 phát âm là bố (pē) mà nghĩa của nó cũng là ... bố!


[3]. Từ  này khi vào miền Nam lại thành cha xứ, cha đỡ đầu. Người vùng Bắc Bộ trước kia coi trọng việc học, và thời phong kiến có ba mối quan hệ mà người con rất coi trọng: Bố - con, Thầy - trò, và Quân - thần. Bởi vậy mà có tục gọi bố thầy (hiện vẫn còn dùng ở Thái Bình).

Thư mục


 An Chi. (2006). Chuyện Đông chuyện Tây, tập 2. NXB Trẻ.

 J.F.M Génibre. (1898). Dictionnaire Annamite-Francais. Sài Gòn: Imprimerie De La À Tân Định. 

 Đào Duy Anh. (2005). Hán Việt Từ Điển Giản Yếu. Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin.


Những cuốn sách cảm động về cha mẹ


Hãy chăm sóc Mẹ của Kyung-sook Shin– một trong những nhà văn nổi tiếng nhất Hàn Quốc có thể làm mọi độc giả phải rơi nước mắt.

Cha và con qua ngòi bút sắc sảo, hóm hỉnh và những kinh nghiệm từ chính cuộc đời mình, tác giả Tony Parsons đã vẽ nên một bức tranh cười ra nước mắt nhưng thấm thía về cuộc đời một người cha chưa-trưởng-thành đơn thân. 

Người đua diều là lời tự thuật của nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan Amir về những năm tháng tuổi thơ đầy niềm vui cũng như lỗi lầm, về những ngày trôi dạt trên đất khách rồi cuộc hành trình trở lại quê hương đổ nát để cứu chuộc tội lỗi cho bản thân và cho cả người cha đã khuất.
Bình luận (5)