Tại sao bến xe miền Tây còn có tên là Xa cảng | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 30/01/2023

Tại sao Bến Xe Miền Tây còn có tên là Xa cảng? 

Quang Nguyễn
Quang Nguyễn 


Xa cảng là phiên âm Hán Việt của từ 車港 (đọc là chē gǎng), có nghĩa là bến xe. Trong đó xa () nghĩa là cái xe; còn cảng () nghĩa là bến cảng.


Bền xe miền Tây

Thời Việt Nam Cộng Hòa, bến xe miền Tây được gọi là Xa cảng miền Tây. Ảnh: Hữu Công


Xa cảng Miền Tây có từ thời Việt Nam Cộng Hòa, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì được chính quyền cách mạng tiếp quản. Tháng 7 năm 1975, xa cảng Miền Tây được Cục vận tải đường bộ đổi tên thành Bến Xe Miền Tây. 

Hiện nay, mặc dù tên gọi vẫn là Bến Xe Miền Tây nhưng ngoài các tuyến chính đi về 13 tỉnh của Miền Tây Nam Bộ (tức đồng bằng sông Cửu Long), Bến xe Miền Tây còn có thêm các tuyến đi về các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước
), miền Trung (Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Thừa Thiên Huế), Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắc Nông, Lâm Đồng) và cả miền Bắc (Thái Bình).

Giống như trường hợp Bến Xe Miền Tây còn được gọi là Xa cảng, một số tên gọi sử dụng từ Hán Việt thay vì dùng từ thuần Việt của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước đây vẫn còn tồn tại đến ngày nay theo "cách gọi dân gian".

Chẳng hạn như 
đoạn quốc lộ 1 dài 43,1 km từ ngã ba Trạm 2 đến ngã ba An Lạc (quận Bình Tân), đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, nhiều người vẫn có thói quen gọi là xa lộ Đại Hàn - tuyến đường được xây dựng từ năm 1969 - 1970 do Mỹ thiết kế và công binh Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) thi công. Theo đó, xa lộ là phiên âm Hán Việt của từ 車路 [chē lù], có nghĩa là "đường xe chạy" (lộ 路, nghĩa là "đường đi").

 

5 cuốn sách hay viết về Sài Gòn


• Ký ức về lịch sử Sài Gòn và các vùng phụ cận là bài diễn văn do học giả Trương Vĩnh Ký viết và đọc tại trường Thông ngôn khi ông làm giám đốc, và được in lại trong tập san Du ngoạn và Thám sát (Excursions et Reconnaisances) năm 1885.

 Sài Gòn năm xưa là một tác phẩm của học giả Vương Hồng Sển được đông đảo độc giả yêu thích với những câu chuyện đã xưa cũ ở Sài Gòn. 

• Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ viết về một Sài Gòn xưa qua những mảnh hồi ức vô cùng sống động của nhà văn Lê Văn Nghĩa.

• Vọng Sài Gòn khiến cho bất cứ ai, dù sống ở đây chưa lâu hay có gốc gác nhiều đời ở vùng đất này, vừa cảm thấy gần gũi vừa cảm thấy tình không đủ nặng, yêu chưa da diết và còn nhiều thờ ơ với nó, khi đọc những trang viết của Trác Thúy Miêu.

• Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và ... Em là một "món hời" với bạn đọc của cây bút best-seller Anh Khang, bởi không có cuốn sách nào mà khi cầm trên tay bạn lại được cảm nhận, trải nghiệm nhiều đến thế.
Bình luận (0)