Nội dung chính
|
"Tháng 4 [năm 209 TCN], Nhị Thế trở về đến Hàm Dương nói:
- Tiên đế [tức Tần Thủy Hoàng] cho triều đình ở Hàm Dương nhỏ, nên sai xây cung A Phòng. Nhà cửa chưa xong thì mất. Người ta bỏ việc ấy lo đổ đất lại lên núi Ly Sơn. [2] Công việc ở Ly Sơn đã xong. Nay nếu ta bỏ cung A Phòng không làm thì tức là đã nêu rõ việc làm của tiên đế là sai lầm.
Vì vậy, làm lại cung A Phòng, để bên ngoài ra uy với tứ di [3], như kế của Tần Thủy Hoàng." [4]
"Khi cung A Phòng chưa xây xong, nhà vua [tức Tần Thủy Hoàng] muốn tìm một cái tên đẹp mà gọi. Vì cung này gần cung thất nhà vua cho nên thiên hạ gọi nó là là cung A Phòng". [6]
Nếu căn cứ theo luận điểm của Tư Mã Thiên thì cung A Phòng 阿房宫 chưa có tên chính thức mà chỉ là tên gọi dân gian của cung điện vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc mà thôi.
A 阿 nghĩa là gần, bên cạnh; còn Phòng 房 ở đây được hiểu là cung thất của vua (ở Hàm Dương). Theo đó, A Phòng có nghĩa là "(cung điện) gần với cung thất của vua (ở Hàm Dương)".
A Phòng hay A Bàng?
Về từ nguyên, A Phòng là phiên âm Hán Việt của chữ 阿房 [Ā fáng]. Tuy nhiên, trong Chuyện Đông chuyện Tây, nhà nghiên cứu An Chi cho rằng, viết đúng phải là A Bàng vì chữ 房 không thể đọc là "phòng" được mà phải đọc là "bàng" vì thiết âm của nó là "bồ ngang thiết, âm bàng" (Từ hải, Từ nguyên), "bồ quang thiết, âm bàng" (Khang Hy tự điển). [7]
Thực ra, chữ nào trong hai chữ A Phòng và A Bàng mới là từ Hán Việt chính xác thì ngay cả ở Trung Quốc, những tranh luận của các nhà nghiên cứu ở nước này vẫn chưa ngã ngũ về cách phát âm của chữ 阿房 bởi chữ này hiện có ba cách phát âm khác nhau, gồm ē páng, ē fáng, ā fáng. Có ý kiến cho rằng trong âm vị của Trung Quốc thời cổ đại không có âm môi nhẹ như chữ f (fáng) mà chỉ có âm môi nặng như chữ p (páng); do đó, 阿房 phải đọc là ē páng (A Bàng), còn cách đọc ē fáng, ā fáng có lẽ có từ thời nhà Đường trở lại đây mà thôi. [8]
Ở Việt Nam, các chuyên gia ngôn ngữ cũng không đồng nhất về cách gọi A Phòng hay A Bàng. Chẳng hạn, trong Hán Việt Tự điển, Thiều Chửu mặc dù gọi A Bàng 阿房 là tên cung điện nhà Tần như luận cứ của ông An Chi nhưng vẫn chua thêm: "có khi dùng như chữ phòng 防" [9]; học giả Phan Ngọc khi dịch Sử ký của Tư Mã Thiên gọi cung điện này là A Phòng; còn trong cuốn Tầm nguyên từ điển, Bửu Kế cũng gọi là cung A Phòng. [10]
Sự thật lửa cháy cung A Phòng
Từ bài thơ A Phòng Cung Phú 阿房宮賦 của nhà thơ Đỗ Mục 杜牧 đời Đường kết hợp với ghi chép của Tư Mã Thiên trong cuốn Sử Ký, nhiều người tin rằng chính Hạng Vũ là người đã đốt cung A Phòng, lửa cháy ba tháng liền không tắt.
Sách hay chọn lọc tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc
Nếu Quý vị thấy bài viết này hữu ích, hãy mời Quang Nguyễn một tách cà phê nhé!
|