Bà tám là ai? Vì sao gọi là bà tám | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 06/10/2023

Bà tám là ai?

Quang Nguyễn
Quang Nguyễn

Bà tám là khẩu ngữ dùng để chỉ chung cho những người nhiều chuyện, chuyên tọc mạch chuyện thiên hạ, không phân biệt đó là đàn ông hay đàn bà. 



Bà tám là từ dùng chỉ chung những người nhiều chuyện. Ảnh minh họa: Weibo

 

Tại sao gọi là bà tám?


Khẩu ngữ "bà tám" được dịch sát theo nghĩa gốc của từ 八婆 [“bã pó”; “pát phò”trong tiếng Quảng Đông. Đây là một từ mượn theo hình thức sao phỏng (calque), tức là dịch theo đúng nghĩa đen của từ được mượn. Trong trường hợp này, 八婆 (phiên âm Hán Việt: bát bà; tiếng Anh: eight po) có thể được hiểu là bà tám hoặc tám người đàn bà (八 = tám婆 = ).


Việt Nam, "bà tám" đơn thuần dùng để chỉ người nhiều chuyện hoặc thích buôn chuyện; tuy nhiên, ở Trung Quốc, đây là một từ mang tính miệt thị nặng nề để mô tả những người phụ nữ tọc mạch, lắm lời, thích xen vào chuyện của người khác và nói xấu sau lưng người khác.


Bà tám có nguồn gốc từ đâu?


Ngay ở Trung Quốc, nguồn gốc của "bát bà" 八婆 (tức "bà tám") vẫn chưa rõ ràng mặc dù trên các diễn đàn và một số trang tin ở nước này có khá nhiều giải thích khác nhau về từ nguyên của từ này. 

Chúng tôi liệt kệt dưới đây hai giải thích phổ biến được nhiều người đồng tình để quý vị rộng đường tham khảo: 


Giải thích thứ nhất liên quan đến cách hiểu bát bà = bà tám, bắt nguồn từ câu chuyện về người phụ nữ tên là Châu Yến (hoặc Chu Yên, tiếng Hán: 朱燕) ở Hồng Kông. Người phụ nữ này thứ tám trong gia đình nên thường được gọi là bà tám.

Bà tám giúp việc cho một thương gia giàu có ở 
Hồng Kông tên là Hồ Đông trong những ngày đầu Hồng Kông về Trung Quốc (khoảng năm 1997-1998). Vào thời điểm đó, Hồng Kông vẫn còn khá nhiều người Anh sinh sống.

Có lần, một doanh nhân người Anh muốn có được những bí mật kinh doanh của gia đình họ Hồ nên đã mua chuộc Châu Yến. Bị lóa mắt bởi đồng tiền, bà tám Châu Yến đã bán bí mật của gia đình Hồ Đông cho vị doanh nhân người Anh nọ.

Vụ việc sau đó bị vỡ lỡ, hành vi của Châu Yến đã bị dư luận chỉ trích nặng nề vì xảy ra trong giai đoạn nhạy cảm về chính trị khi Anh chuyển giao chủ quyền 
Hồng Kông về Trung Quốc. Lúc đó, mỗi khi nhắc đến bà tám Châu Yến là mọi người đều khinh bỉ, miệt thị. Dần dần, thuật ngữ bà tám phổ biến với nghĩa tiêu cực chỉ những người phụ nữ ngốc nghếch, tọc mạch và lan sang Trung Quốc đại lục, Macau, Đài Loan, v.v..


Giải thích thứ hai liên quan đến cách hiểu bát bà = tám người đàn bà, ám chỉ 8 nghề nghiệp của những phụ nữ ở tầng lớp thấp ngày xưa, gồm: 

1. Nghề làm mai mối (môi nhân bà - 媒人婆) 

2. Nghề đỡ đẻ, tức Bà mụ (tiếp sinh bà - 接生婆)

3. Nghề se chỉ làm đẹp da mặt (vãn diện bà - 挽面婆)

4. Nghề hàng xáo (thung mễ bà - 舂米婆)

5. Nghề giặt thuê (tiển sam bà - 洗衫婆)

6. Nghề cho bú thuê, tức vú em (thực nãi bà - 食奶婆)

7. Nghề đồng cốt hoặc bốc hài cốt (cô tử bà - 姑仔婆)

8. Nghề Gánh thuê ở bến tàu, tức Cửu vạn  (đảm đảm bà - 擔擔婆) 

Với đặc thù công việc, hoặc phải nói nhiều (nghề mai mối), hoặc thường ngồi buôn chuyện với nhau trong lúc làm việc (nghề giặt thuê), hoặc trong lúc chờ việc (cửu vạn), hoặc tiếp cận các thông tin “mật” của gia đình người này rồi nói với người khác, ... nên trước kia những người phụ nữ này thường bị gọi là trường thiệt phụ (长舌妇), tức “con mụ lưỡi dài”.

Con đường "nhập tịch" từ bát bà tiếng Quảng Đông thành danh ngữ bà tám trong tiếng Việt có lẽ bắt nguồn từ việc thuyết minh các phim bộ Hồng Kông vốn nở rộ ở Việt Nam từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Áp lực phải phiên dịch thật nhanh cho bên thuyết minh và lồng tiếng chạy đua với cường độ chiếu phim dày đặc có thể khiến một số phiên dịch viên phải sử dụng hình thức dịch sao phỏng bằng cách  dịch theo đúng nghĩa đen của một số từ, dù có thể không giống bản gốc về mặt ngữ âm hoặc nếu có thời gian sẽ tìm được từ thay thế thích hợp hơn trong tiếng Việt. "Bà tám" là một trong những hình thức sao phỏng như thế. 

Sau khi sử dụng từ "bà tám" một thời gian, khẩu ngữ Việt lại bổ sung thêm một từ phái sinh là "tám" - vốn là hậu tố của "bà tám", bằng cách ngắt chữ "bà" phía trước. Theo đó, "tám" được dùng như một động từ dùng để chỉ hành động của những "bà tám".

 

Thư mục

• An Chi. (2012). Tám và tán. Tạp chí Petrotimes. Đăng ngày 16/11/2012.

• Baidu.com | 八婆

• Secretchina.com | 八婆”与“三八”是怎么来的 

• Sogou.com | 八婆 

• Toutiao.com | 八婆,是什么意思?
 

Sách hay chọn lọc tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc


Thành ngữ Trung Việt thông dụngThành ngữ Trung Việt thông dụng
NXB Dân Trí, 2019
Mua sách

Lịch sử tư tưởng Trung QuốcLịch sử tư tưởng Trung Quốc
NXB Thế Giới, 2022
Mua sách  

Lễ tết Trung QuốcLễ Tết Trung Quốc
NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2012
Mua sách  
Cẩm nang du lịch Trung QuốcCẩm nang du lịch Trung Quốc
NXB Dân Trí, 2018
Mua sách  


Trung Hoa sử cươngTrung Hoa sử cương
NXB Quan Hải Tùng Thư, 1942
Tải sách  

 
Nếu Quý vị thấy bài viết này hữu ích, hãy mời Quang Nguyễn một tách cà phê nhé! 

Bình luận (0)