Galileo Galilei (Galilê) | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 10/12/2022

Galileo Galilei

Atabook.com - Truyền bá tri thức.

Galileo Galileo

Galileo Galilei (1564 - 1642)


Galileo là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học và triết học nổi tiếng người Ý. Ông là người sáng lập ra môn khoa học thực nghiệm ở Ý, chế ra cân thủy tĩnh, khám phá đặc tính dao động của con lắc, ... đồng thời là người đã đặt nền tảng cho vật lý học hiện đại và thiên văn học.

Những tư tưởng khoa học của Galileo đã mở đường cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới vào giữa thế kỷ XVII. 

 
 

Tiểu sử


Galileo sinh vào ngày 15/02/1564 tại Pisa thuộc Công quốc Florence, Ý. Ông là con cả trong một gia đình có 6 anh em. Cha ông - Vincenzo Galilei, là một nghệ sĩ chơi đàn lute, nhà soạn nhạc và lý luận âm nhạc, và là một trong những nhân vật nổi bật trong đời sống âm nhạc Ý hậu kỳ Phục Hưng. Còn mẹ ông - Giulia Ammannati, là con gái của một gia đình quý tộc ở Florence. Tuy vậy, gia đình Galileo không giàu.

Ngay từ nhỏ, bản thân 
Galileo đã tỏ ra say mê khoa học, hội họa và âm nhạc.

Năm 1574, khi Galileo lên 10 tuổi, ông bắt đầu học chính thức tại Tu viện Camaldolese ở Vallombrosa. Tại đây, ông đã từng có ý định đi theo con đường tu sĩ.

Năm 1581, Galileo theo học y tại trường đại học ở Pisa theo nguyện vọng của cha ông. Tuy nhiên, suốt ngày Galileo chỉ đọc toàn những sách toán học của Archimedes và Euclid. Tới năm học thứ hai, Galileo bắt đầu chuyển hẳn sang nghiên cứu toán học, vật lý học và thiên văn học. Đến năm 1585, Galileo rời trường trước khi kiếm cho mình tấm bằng y khoa.

Sau khi rời khỏi trường đại học, Galileo tiếp tục nghiên cứu toán học và đi dạy tư để kiếm sống. Ông sớm đạt một số thành tựu nhất định và trở thành nhà toán học nổi tiếng.

Năm 1859, ông được chỉ định làm giáo sư giảng dạy toán tại Đại học Pisa.

 
Vào thời của Galileo, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle được đánh giá rất cao và nhiều người chấp nhận ý tưởng của ông mà không cần nghi ngờ. Tuy nhiên, Galileo đã không nghĩ vậy. Aristotle nói rằng nếu hai vật thể, một vật nặng và một vật nhẹ cùng rơi từ độ cao, vật nặng hơn sẽ chạm tới mặt đất trước tiên. Tương truyền, Galileo đã thử nghiệm luận thuyết này bằng cách thả hai vật có trọng lượng khác nhau từ Tháp Pisa nghiêng, kết quả là cả hai đều rơi xuống đất cùng một lúc.

Chính vì có những chỉ trích thẳng thắn về các luận thuyết của Aristotle cũng như thể hiện sự kiêu ngạo về các nghiên cứu của mình, Galileo bị cô lập giữa các đồng nghiệp. 

Năm 1592, hợp đồng giảng dạy giữa Galileo và trường đại học Pisa đã không được gia hạn.

Từ năm 1592 - 1610, Galileo tới đại học Padua, dạy toán [có tài liệu cho rằng ông dạy địa lý, cơ khí và thiên văn học].


Galilê và chiếc kính thiên văn đầu tiên ở Venise
Galileo và chiếc kính thiên văn nguyên thủy. Ảnh: Getty Images

Năm 1609, Galileo nghe thông tin về phát minh mới từ Hà Lan. Nhà chế tạo thấu kính Hans Lippershey (1570-1619) đã sáng chế ra chiếc kính thiên văn thực dụng đầu tiên. Galileo đã tự làm kính thiên văn của mình và sớm cải thiện nó. Sau khi quan sát các hành tinh, ông đã tìm ra:

• 4 vệ tinh của sao Mộc

• Miệng núi lửa trên Mặt Trăng

• Những vết đen trên Mặt Trời

• Vành đai sao Thổ


Ông cũng nhận thấy sao Kim có chu kỳ hệt như Mặt Trăng. Điều này có nghĩa là sao Kim quay quanh Mặt Trời. Và ông tin rằng Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời. Ông đã kiên quyết ủng hộ luận điểm của Nicolaus Copernicus - nhà thiên văn học người Ba Lan, rằng trái đất và các hành tinh khác quay quanh mặt trời [Vào thời đó, người ta vẫn tin rằng mặt trời và mặt trăng quay quanh Trái đất, đồng nghĩa Trái Đất là trung tâm của vũ trụ]

Năm 1632, Galileo cho xuất bản cuốn sách "Đối thoại về những hệ thống lớn của vũ trụ". Quyển sách của ông ra đời gây chấn động dư luận.

Nhà thờ Thiên Chúa giáo hoảng sợ trước những lý luận của ông, vội ra lệnh cấm truyền bá tư tưởng mới đó và đưa Galileo ra xử trước tòa án Giáo hội. Ngày 22/06/1633, trước mặt những Hồng y giáo chủ, trước tòa án Giáo hội, Galileo phải đau xót quỳ xuống đọc lời chịu tội, công khai bác bỏ tất cả các quan điểm ủng hộ của mình đối với luận thuyết của Copernicus.

 
Galileo
Galileo trước Tòa án giáo hội ở Vatican. Tranh của Joseph Nicolas Robert-Fleury, 1847, Paris, Bảo tàng Louvre ©AFP - Ảnh: Josse/ Leemage

Không quá khó hiểu trước quyết định của Galileo, vì nếu không bác bỏ quan điểm của mình trước tòa án Giáo hội, ông sẽ bị tra tấn cực hình, thậm chí đối diện án treo cổ. Tuy vậy, trong thâm tâm, Galileo vẫn tuyệt đối tin tưởng vào những quan điểm của mình. Vì vậy sau khi rời tòa án, tương truyền rằng ông vẫn dũng cảm nhắc lại: "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay...".

Từ năm 1633 trở đi, Galileo bị quản thúc tại gia bởi Giáo hội trong suốt quãng đời còn lại.

Năm 1634, Galileo cho xuất bản một cuốn sách về cơ học có tên là "Đối thoại về hai nền khoa học mới". 

Năm 1637, ông nhận thấy Mặt Trăng di chuyển nhẹ từ bên này sang bên kia.

Năm 1638, không may là Galileo bị mù và sống trong đau đớn bởi chứng thoát vị và mất ngủ cộng với sự theo dõi và kìm kẹp của tòa án Giáo hội. Chưa có tài liệu nào ghi nhận ông còn có những phát kiến mới kể từ thời điểm này.


Ngày 08/01/1642, Galileo qua đời tại Arcetri, gần Florence (Ý) hưởng thọ 78 tuổi.

Galileo Galilei

Galileo chưa từng lập gia đình nhưng ông có 3 đứa con ngoài giá thú với Marina Gamba - một phụ nữ ở Venice, người mà ông gặp vào năm 1600. Ba người con của ông gồm hai gái (Virginia và Livia) và một trai (Vincenzo). Lý do Galileo không kết hôn với Marina Gamba có thể là do những lo lắng về tài chính hoặc có thể ông sợ những đứa con ngoài giá thú của ông sẽ đe dọa đến vị thế xã hội của ông.

Với những đóng góp quan trọng của mình, Galileo được xem là "cha đẻ" của khoa học hiện đại. Ông cũng là một trong số ít những người nổi tiếng được biết đến bởi tên gọi (first name) chứ không phải họ (surname) của mình là Galilei. 
 

Sách hay về những phát minh của thế giới từ những thiên tài vĩ đại  

 

• Kể chuyện cuộc đời của các thiên tài là những câu chuyện khắc họa sinh động cuộc đời, quá trình sáng tạo cùng những đóng góp to lớn của những con người vĩ đại làm thay đổi cả thế giới như Albert Einstein, Marie Curie, Leonardo DaVinci, Alfred Nobel, Andersen, Lev Tolstoy, Thomas Edison, Isaac Newton.

• Những Trí Tuệ Vĩ Đại - Tesla Nhà Phát Minh, Cha Đẻ Của Dòng Điện Xoay Chiều làm sáng tỏ những góc tối trong cuộc đời riêng tư và sự nghiệp của nhà phát minh đại tài, người đã sống một cuộc đời lập dị và cô độc, dù đã đóng góp đáng kể cho văn minh nhân loại. Tesla bao gồm những bức vẽ, lá thư, nhật kí, ghi chép hiếm hoi của Tesla, cùng với những bức ảnh chụp ông, tất cả tạo nên bức chân dung hoàn chỉnh về một trí tuệ vĩ đại trong lịch sử.

• Những Nhà Phát Minh Và Các Ý Tưởng Lạ Đời  qua ngòi bút cực kỳ vui nhộn của Dr Mike Goldsmith, đôi lúc những ý tưởng bất chợt lóe sáng tưởng chừng không ăn nhập gì đến những phát minh của Thomas Edison, John Logie Baird nhưng họ đã nhanh chóng tóm lấy và biến thành tài sản giá trị cho nhân loại.

Bình luận (0)