Tác giả: Vệ Thạch (Đào Duy Anh) Nhà xuất bản: Quan Hải Tùng Thư, nhà in Tiếng Dân Năm xuất bản: 1931 Thể loại: Sách Sử - Địa
Cuốn Thế giới sử của Vệ Thạch (tức Đào Duy Anh) trên Atabook thuộc Quan Hải Tùng Thư, được nhà in Tiếng Dân in và phát hành năm 1931.
Trong phần Lệ ngôn cho cuốn Thế giới sử, soạn giả Vệ Thạch (tức Đào Duy Anh) đã ghi như sau (nguyên văn):
1. Thuở nay người mình nghiên cứu lịch-sử thế giới chỉ do sách Tây và sách Tầu, mục đích sách này là giúp cho những người không rảnh thì giờ mà nghiên-cứu những sách Pháp văn và Hán văn cũng có thể biết được đại khái sự biến thiên của sinh hoạt loài người từ xưa đến nay.
2 – Trên đầu sách có một mục tự luận, luận về ý nghĩa lịch sử, mục đích và phương - pháp sử học, để dưỡng thành cái hứng thú nghiên-cứu lịch sử cho độc giả.
3 – Sách này bắt đầu từ lúc địa cầu thành tạo cho đến trạng-thái xã hội, chính - trị và kinh tế ngày nay, phàm những sự tình có quan hệ đến cuộc tiến bộ của sinh hoạt loài người bày tỏ không sót, song những đều chỉ có tính chất địa phương hoặc tạm thời, không quan đại cục thì không nói đến.
4. Các sách thế giới sử ta thường thấy thường thiên- trọng về Tây dương mà bỏ hẳn mặt Đông Á, sách này tự thuật cả lịch-sử Đông, Tây, phân lượng thích đáng, cứ theo quan hệ của sự thực chứ không thiên kiến chút gì.
5. Lịch-sử là kế tục, không thể cắt ra từng đoạn được song cũng phải miễn cưỡng chia ra thời kỳ để tiện nghiên-cứu. Sách này chia ra 5 thiên về 5 thời kỳ : Thượng cổ sử, từ khi khai tịch đến năm 476 sau Kỷ - nguyên, đế- quốc Tây La mã diệt vong; Trung-cổ sử từ năm 476 đến năm 1492, Cô lông phát hiện được Tân đại lục; Cận cổ sử từ năm 1492 đến năm 1789, Đại-cách-mệnh Pháp phát sinh; Cận-thế sử từ năm 1789 đến năm 1914, bắt đầu Âu - châu đại - chiến; Hiện-đại sử từ năm 1914 đến ngày nay.
6 – Phương pháp chép năm, mỗi đời mỗi nơi mỗi khác. Trung quốc và nước ta từ xưa thì theo triều vua hoặc can- chi, không có kỷ nguyên. Giáo Do-thái thì theo Cựu ước sáng thế-ký (Ancien testament) lấy năm thế giới khai lịch làm kỷ nguyên. Giáo Hồi-hồi lấy năm Ma-hô mê đi trốn làm kỷ- nguyên. Các nước văn minh ngày nay đều lấy năm Gia tô giáng sinh làm kỷ nguyên. Sách này cũng lấy năm Gia tô giáng sinh làm kỷ nguyên để hợp với triều lưu thế giới.
7 – Cách dịch nhân danh, địa danh sách này theo ba tiêu- chuẩn: 1) Những danh từ về Tây phương mà nói theo Tàu quen lắm thì cứ dịch theo chữ Hán, như France dịch là Pháp-lan tây. Angleterre dịch là Anh-cát-lợi; 2) Những danh từ về Đông phương thì dịch theo chữ Hán; 3) Những danh từ về Tây - phương mà mình nói theo Tàu không quen làm thì cứ dịch thẳng theo chữ Pháp, như Charlemagne dịch là Sác-lơ-ma, Westpalie dịch là Vết pa-li. Dù dịch theo cách nào cũng liệt theo tây danh để dễ nhận biết.
8) Cuối sách có phụ một bản Thế giới đại sự biểu, liệt cả niên đại Tây, Trung và Việt đối chiếu nhau, để biết sự thực trước sau thế nào, đặng dễ tìm mạch lạc.
9) Sách này tham khảo nhiều nơi, hoặc sách Pháp, hoặc sách Hán, hoặc các tạp chí, duy lấy tài liệu nhiều hơn hết thì có sách 世界史của 周傳儒 và sách Esquisse de l'histoire universelle cuả Herbert George Wells.
Website cùng hệ thống
Nhấp vào chữ Download bên dưới để tải về miễn phí ebook PDF Thế giới sử của Vệ Thạch (Đào Duy Anh) - Quan Hải Tùng Thư, NXB Tiếng Dân năm 1931 trên Atabook.com